HOA ĐÀO
Từ ngàn xưa, người dân Hồng Kông đã xem hoa Đào là loại hoa biểu tượng cho tình yêu đôi lứa. Có không ít chuyện tình đẹp gắn liền với kỷ niệm về hoa Đào.
Ngay Kinh Thi – tập thơ đầu tiên và cũng là một trong những tác phẩm nổi tiếng của nền văn hóa cổ Trung Hoa đã có bài thơ tình đề cập đến mối quan hệ giữa hoa Đào và tình yêu:
Đào chi yêu yêu, chước chước kỳ hoa,
chi tử vu quy, nghi kỳ thất gia.
Đào chi yêu yêu, hữu phần kỳ kỳ thực,
chi tử vu quy, nghi kỳ gia thất.
Đào chi yêu yêu, kỳ diệu trăn trăn,
chi tử vu quy, nghi kỳ gia nhân.
Dịch nghĩa:
Cây đào xanh mơn mởn, hoa nở đỏ hồng.
Cô kia về nhà chồng hòa thuận êm ấm.
Cây đòa xanh mơn mởn, quả sai đầy.
Cô kia về nhà chồng, vợ chồng hòa thuận êm ấm.
Cây đòa xanh mơn mởn, cành là mượt mà.
Cô kia về nhà chồng, mọi người trong gia đình hòa thuận êm ấm.
Dịch thơ :
Đào tơ rực rỡ là hoa !
Cô về hòa thuận cửa nhà chồng cô
Đào tơ lá tốt rườm rà
Cô về hòa thuận người nhà chồng cô
Đền thời Đường, thời kỳ cực thịnh của thơ ca, Thôi Hội từng để lại một áng thơ đẹp, nổi tiếng có tên Đề đô thành Nam trang, trong đó viết rằng
Khứ niên kim nhật thử môn trung
Nhân diện Đào hoa tương ánh hồng
Nhân diện bất tri hà xứ khứ
Đào hoa y cựu tiếu đông phong
Dịch nghĩa :
Ngày này năm ngoái tại cửa này
Hoa đào và mặt ai cùng ánh lên sắc hồng
Gương mặt người xưa giờ không biết chốn nao
( Chỉ thấy) Hoa đào vẫn như cũ, cười với gió đông.
Dịch thơ:
Cửa đây, năm ngoái, cũng ngày này
Má phấn, hoa đào ửng đỏ hây.
Má phấn giờ đâu? Đâu vắng tá ?
Hoa đào còn bỡn gió xuân đây
Có một giai thoại về xuất xứ bài thơ này như sau: Thôi Hộ là một thi sỹ đẹp trai, phong lưu. Một hôm, nhân tiết thanh minh, chàng dạo chơi ngoài thành, thấy một vườn đào nở hoa, bèn vào xin nước uống, và thưởng hoa. Một cô gái tuyệt vời mời chàng trai uống nước. Tiết thanh minh năm sau, Thôi Hộ lại đến, chợt nghe tiếng người khóc. Hỏi ra mới biết cô con gái vì nhớ thương Thôi Hội mà bị bệnh chết. Cũng có sách viết: Lần sau Thôi Hội đến nhưng không gặp, để lại một bài thơ. Mấy hôm sau, Thôi HộI lại quay lại, ông lão cho biết: con gái cụ đọc bài thơ đã nhịn đói mà chết. Thôi Hội vào khấn trước xác người con gái. Cô gái sống lại, cùng họ Thôi kết duyên vợ chồng.
Thực ra với người dân Hồng Kông, hoa Đào không chỉ đai diện cho tình yêu mà nó còn được xem như một sự soi đường, chỉ lối, đưa người ta đến cõi Đào tiên.
Trong bài Đào hoa nguyên ký (Bài viết về nguồn gốc hoa Đào) của Đào Uyên Minh có đoạn “Đó là nơi mà mặt đất bằng phẳng trải rộng mênh mông, những nếp nhà ấm cúng san sát nhau. Đó là nơi ruộng đồng tươi tốt, ao hồ mát dịu thơm ngát hoa sen; là nơi những cánh đồng dâu, táo, trúc tre xanh ngát, tiếng gà gáy, tiếng chó sủa rộn ràng. Đó là nơi người ta đi lại trồng cấy, nam nữ dập dìu bên nhau trong những bộ áo mới như người ngoại quốc…”
” Hoa Đào” trong bài ký, ” Đào hoa nguyên” của Đào Uyên Minh, đời Tấn, từ chỗ mượn hỉnh ảnh để nói lên tâm trạng, mơ ước của riêng mình về một miền đất hứa, một đất nước lý tưởng, dần dần, theo năm tháng, nó trở thành một danh từ chỉ lòng yêu quê hương, đất nước. Bên cạnh đó, cụm từ ” Đào nguyên” còn được hiểu là một cõi nào đó thỏa mãn ước mơ, lý tưởng của người dân.
Vẻ đẹp rực rỡ của hoa đào khiến nó đóng vai trò như một người dẫn đường chỉ lối đến một thế giới lý tưởng. Trong thế giới ấy, mọi mối quan hệ đều hết sức tốt đẹp, hoàn mỹ, đặc biệt là tình yêu lứa đôi.